Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ năm, 28/03/2024

719
+ aa -

Mỗi xã mỗi sản phẩm - OCOP

Cập nhật lúc : 10:32 22/02/2021
Sản phẩm OCOP được ưu tiên hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ
Theo kế hoạch, trong năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ cho ít nhất là 5 doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị thuộc các lĩnh vực: Dệt may; sản xuất thực phẩm; vật liệu xây dựng; các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp; các sản phẩm đặc sản của địa phương.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2021.

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương, các sản phẩm mang thương hiệu Huế, các sản phẩm thuộc các ngành ưu tiên phát triển như dược liệu, sản phẩm đạt giải OCOP cấp tỉnh.

Mục tiêu phấn đấu đạt được là đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 30 chuyên gia năng suất chất lượng tại các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó sẽ có trên 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng.

Có ít nhất 5 doanh nghiệp, cơ sở được hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị thuộc các lĩnh vực: Dệt may; sản xuất thực phẩm; vật liệu xây dựng; các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp; các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Ngoài ra, sẽ có 8 đến 10 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, các đặc sản của địa phương được hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, có ít nhất 3 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn tỉnh.

VPĐP NTM TTH (TH)