In trang

Kết quả bước đầu sau 2 năm thực hiện Đề án 1385 ở Thừa Thiên Huế
Cập nhật lúc : 09:34 09/04/2020

Ngày 21/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1385/QĐ-TTg phê duyệt đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 – 2020 (Quyết định 1385/TTg).

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có 43 thôn thuộc 8 xã của huyện A Lưới thuộc phạm vi thực hiện đề án. Sau khi có Quyết định số 1385/QĐ-TTg, ngày 25/10/2018 UBND tỉnh đã có Công văn số 8194/UBND-NN triển khai thực hiện Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, sau đó UBND tỉnh đã sớm ban hành Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 làm cơ sở thực hiện đề án.

Ngay sau khi có chủ trương của Trung ương, UBND tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh đã kịp thời ban hành các Quyết định, Kế hoạch,... để chỉ đạo sớm triển khai thực hiện Quyết định 1385/TTg, tạo sự thống nhất ở các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm tiến độ hòan thành mục tiêu kế hoạch. 

Các địa phương  đã chủ động tổ chức ra quân thực hiện các công việc không cần nguồn vốn đầu tư của ngân sách như: Vệ sinh đường làng, ngỏ xóm, trồng hoa, bắt điện sáng các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp đã tạo nên phong trào được người dân hưởng ứng rộng khắp. Về phát triển sản xuất, đã xác định một số mô hình sản xuất nông nghiệp có lợi thế của huyện, của địa phương sản xuất theo hướng hàng hóa và phát triển một số cây trồng chủ lực mới có hiệu quả kinh tế cao, như trồng rừng kinh tế, mô hình trồng chuối, lúa Ra Dư, trồng rau, hoa, chăn nuôi bò, nuôi dê…

Tuy nhiên, do hầu hết các địa phương thực hiện Đề án 1385 là các thôn nghèo, xuất phát điểm thấp, thời gian thực hiện mới hơn 1 năm từ khi triển khai nên kết quả đạt được còn hạn chế. Trình độ cán bộ các xã, thôn còn hạn chế  nên còn lúng túng trong tổ chức thực hiện,.

Về kinh phí, hỗ trợ từ nhà nước chỉ dành cho các công trình như đường dân sinh, công trình thủy lợi,... ; chưa có kinh phí hỗ trợ các tiêu chí khác như:  xoá nhà tạm,  xây dựng nhà tiêu, nhà tắm,… cho các hộ gia đình; trong khi nguồn lực huy động tại chỗ của địa phương còn rất khó khăn nên tiến độ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới còn hạn chế.

Để tiếp tuc đẩy mạnh thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% thôn đạt thôn nông thôn mới, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới cần tăng cường xây dựng, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững; gắn công tác giảm nghèo bền vững với xây dựng thôn NTM, phát triển đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dngười dân, tập trung chỉ đạo việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; phát triển dịch vụ và ngành nghề nông thôn; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực có lợi thế, quan tâm ứng dụng công nghệ cao, quan tâm phát triển kinh tế trang trại, gia trại; tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và các hình thức hợp tác khác...

VPĐP NTM TTH (TH)