Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ năm, 28/03/2024

331
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 16:27 09/07/2020
Quảng Ngạn- xã bãi ngang vượt khó xây dựng nông thôn mới
Làmột xã bãi ngang còn nhiều khó khăn, để hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) đã phát huy nội lực và quyết liệt trong chỉ đạo để về đích đúng hẹn, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới hoàn thành đã góp phần tạo nên sắc diện mới cho vùng nông thôn Quảng Ngạn

Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực của nhân dân trên địa bàn, từ một xã khó khăn, xã Quảng Ngạnđã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Nhờ đó, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt.

Việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là một mục tiêu khá khó khăn đối với xã Quảng Ngạn. Để hoàn thành mục tiêu trên, xã Quảng Ngạn cần tăng cường vận động người dân tham gia đóng góp sức người, sức của vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Xã cũng được sự quan tâm đầu tư vốn của huyện và tỉnh để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Bước vào thực hiện Chương trình, tiêu chí giao thông chỉ mới đạt 20% so với Bộ tiêu chí nông thôn mới . Hầu hết tuyến đường liên thôn, liên xóm, đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã đều là đường đất. Nhưng do nguồn kinh phí hạn chế nên chỉ tập trung đầu tư xây dựng tại hai thôn điểm. Ông Nguyễn Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn, cho biết: “Theo quy hoạch, tổng số đường làng ngõ xóm, đường ra khu sản xuất cần bê tông hóa là 38 tuyến đường nhưng đến thời điểm này mới chỉ làm được 13 tuyến. Một số tuyến đường thôn xóm có nơi có bề rộng chỉ từ 1 đến 2 mét, tỷ lệ đường giao thông nội đồng được cứng hóa thấp, chủ yếu vẫn là đường đất”.

Ngoài đóng góp xây dựng một số tuyến đường giao thông người dân còn phải đối ứng thực hiện các tiêu chí quan trọng khác, như xây dựng nhà văn hóa, hệ thống thủy lợi. Xã đã xây dựng nhà văn hóa tại 10 thôn điểm. Nhà văn hóa xã và trung tâm học tập cộng đồng được đầu tư xây dựng. Sân vận động thể thao đã xây dựng trên cơ sở đã quy hoạch.

 Tiêu chí trường học cũng gây khó khăn đối với lãnh đạo xã. Để được công nhận trường đạt chuẩn, các trường học phải thực hiện nhiều tiêu chuẩn theo quy định. Trong đó, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là khó đạt nhất vì nguồn vốn đầu tư kinh phí khá lớn. Toàn xã có 4 trường nhưng chỉ có Trường tiểu học số 2 Quảng Ngạn đạt chuẩn; trường mầm non còn thiếu 3 phòng học và 2 phòng chức năng; trường tiểu học còn thiếu 26 phòng học, phòng chức năng, đa chức năng; trường THCS có 9 phòng chưa đạt chuẩn và cần xây mới 4 phòng học và 1 phòng đa chức năng. Một nguyên nhân khác khiến Trường THCS Quảng Ngạn không được công nhận đạt chuẩn là tình trạng học sinh bỏ học; tập trung vào nhóm học sinh cá biệt, đa phần các em sau khi bỏ học không tham gia các lớp dạy nghề mà ăn chơi liêu lổng, làm mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 Quy định về tiêu chí nhà ở dân cư có 2 nội dung: không còn nhà tạm, dột nát và 80% nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Theo đó, nhà đạt tiêu chí NTM phải bảo đảm các điều kiện, như: Diện tích nhà ở bình quân 14 m2/người, kết cấu nhà phải bảo đảm “3 cứng” (gồm: cứng mái, cứng khung, cứng nền) và có niên hạn sử dụng 20 năm trở lên. Ngoài ra, phải có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như: điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông đi lại... Hiện xã còn 13 nhà cần xóa nhà tạm trong năm 2013 sẽ tiến hành xóa 3 nhà. Việc hoàn thành xóa 10 nhà tạm còn lại rất khó khăn. Kinh phí xóa nhà tạm theo quyết định 167 của Chính phủ hạn chế, trong khi số lượng nhà cần hỗ trợ xóa nhà tạm lớn. Các công trình phục vụ sinh hoạt còn thiếu và yếu, nhất là các công trình vệ sinh. Đây cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.