Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ năm, 28/03/2024

1075
+ aa -

Kinh nghiệm NTM ở các tỉnh

Cập nhật lúc : 10:32 20/12/2019
Trấn Yên - Huyện NTM miền núi đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn từ 2020-2025. Với mục tiêu, xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch sinh thái; giữ vững an ninh trật tự, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Bài viết thu hoạch từ đợt tham quan học tập của Văn phòng Điều phối tỉnh

Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên 62.914,3 ha, dân số 84.675 ngườicó 22 đơn vị hành chính (21 xã và 1 thị trấn). Năm 2011, khi bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM, xuất phát điểm của huyện ở mức thấp, mặt bằng chung toàn huyện đạt bình quân từ 4 - 5 tiêu chí/xã; những xã đặc biệt khó khăn chỉ đạt 1- 2 tiêu chí. Hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, nhất là là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường. Toàn huyện còn 4 xã và 46 thôn, bản đặc biệt khó khăn; trong đó có 5 thôn 100% đồng bào Mông sinh sống, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của nhân dân còn ở mức thấp; điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Chế biến măng khô Bát Độ xuất khẩu ở  Trấn Yên

Qua 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đã nỗ lực không ngừng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thiện các tiêu chí xã, huyện NTM. Trong phát triển kinh tế, đến nay trên địa bàn huyện đã định hình vững chắc được các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chủ lực tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên thị trường như: Dâu tằm; sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, Quế, Tre măng Bát Độ, lương thực có hạt, chè chất lượng cao, quả có múi, rau, cây dược liệu. Các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực đem lại nguồn thu nhập chính của nhân dân trên địa bàn huyện như: Vùng trồng dâu nuôi tằm 700 ha, vùng cây ăn quả 1.000 ha, vùng chè hơn 900 ha, vùng Quế 16.000 ha, vùng măng tre Bát Độ 3.500 ha, vùng gỗ nguyên liệu trên 35.000 haphát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, sản lượng thịt hàng năm trên 8.000 tấn

Đáng chú ý giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.300 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch; giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn đạt 415 tỷ đồng, bằng 103,8% kế hoạch; giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 826,5 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 28.412 tấn, bằng 104,1% kế hoạch; 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, bằng 120% kế hoạch; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 142,5 tỷ đồng, bằng 114,5% kế hoạch; chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 870 người, bằng 110,1% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,52%, bằng 100,2% kế hoạch… 
 
Duy nhất một chỉ tiêu không đạt là tổng đàn gia súc chính đạt 49.275 con, bằng 75,8% kế hoạch (mục tiêu 65.000 con). Nguyên nhân do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và kéo dài, đầu đàn lợn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018. 
 
Cùng với đó, huyện đã phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Trong đó, trồng mới và trồng thay thế tre măng Bát độ đạt 364 ha, bằng 100% kế hoạch; sản lượng măng thương phẩm đạt 22.400 tấn, giá trị mang lại đạt trên 80 tỷ đồng. 
 
Trồng mới 46 ha/ kế hoạch 30 ha cây ăn quả có múi, bằng 153% kế hoạch. Trồng mới 288,4 ha/ kế hoạch 288 ha dâu, bằng 100,1% kế hoạch, nâng diện tích dâu lên 688,4 ha. Trồng 1.497 ha quế, bằng 149,7% kế hoạch; xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ 6.000 ha, bằng 100% kế hoạch, trong đó đạt tiêu chuẩn quốc tế 1.567 ha, bằng 261,2% kế hoạch… 
 
Đã triển khai và thực hiện 3/4 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm: trồng dâu, nuôi tằm và chế biến kén tằm; tre măng Bát độ Trấn Yên; gà Minh Dư thương phẩm với tổng kinh phí 69,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ năm 2019 là 7,104 tỷ đồng. 
 
Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chứng nhận chất lượng sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với 6 sản phẩm (2 chứng nhận gà thương phẩm, chè Bát tiên, quả có múi, rau an toàn, quế hữu cơ). 
 
Bên cạnh đó, huyện tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 154 ngày 4/9/2019 của Huyện ủy về tập trung lãnh đạo hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019. 
 
Nhờ xác định rõ lộ trình, thực hiện chương trình có trọng tâm, trọng điểm, huy động và lồng ghép các nguồn vốn, phát huy nội lực của người dân, đầu tư cơ sơ hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân… chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt kết quả vượt bậc, hoàn thành vượt mức các mục tiêu đã đề ra. Đến nay, huyện đã có 21/21 xã đạt chuẩn NTM. 
 
Hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM trong năm 2019. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giữ vững nhịp độ sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 826,5 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 8,7% so với cùng kỳ. 
 
Trong đó công nghiệp địa phương đạt 746,8 tỷ đồng, công nghiệp thuộc doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 79,7 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ. 
 
Với kết quả đã đạt được trong năm 2019, cùng với ý chí và quyết tâm cao của Đảnh bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và với tinh thần đoàn kết, Trấn Yên sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020, xứng đáng là huyện NTM miền núi đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc.
VPĐP NTM TTH (TH)